Liệt dây thần kinh số 7 – Điều trị thế nào? Điều trị ở đâu?

Dây thần kinh số 7 (dây thần kinh mặt – facial nerve )

Giải phẫu chức năng

Nhân dây VII ở cầu não có hai phần, phần trên phụ trách nửa mặt trên (từ đuôi khóe mắt trở lên) còn nhân phần dưới phụ trách nửa mặt dưới, nhân phần trên được võ não hai bán cầu chi phối, còn nhân phần dưới chỉ được võ não bên đối diện chi phối. Phụ trách vận động các cơ bám da mặt, cơ bám da cổ, xương bàn đạp ở tai giữa (dây VII). Dây VII đi qua xương đá nhận thêm sợi phó giao cảm dây VII’ chi phối hoạt động bài tiết của các tuyến nước mắt, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi, tuyến niêm dịch của mũi và cũng nhận thêm vị giác ở hai phần ba trước lưỡi và cảm giá vòm miệng, cảm giác nông vùng ống tai ngoài và vùng da nhỏ phía sau vành tai (dây VII’).

Đường đi và liên quan dây VII

Từ não chui vào lỗ ống tai trong, chạy qua cống Fallope, tới lỗ châm chùm ra ngoài sọ, chui vào nằm trong tuyến nước bọt mang tai, nên có 3 đoạn:

  • Đoạn trong sọ: từ rãnh hành cầu chui vào lỗ ống tai trong để vào xương đá.
  • Đoạn trong xương đá: dây thần kinh VII, VII’ nằm trên dây VIII, cống Fallope có 3 đoạn:
  • Đoạn đầu: dài 14 mm thẳng góc với trục xương đá, giữa ốc tai và tiền đình (đoạn mê nhĩ).
  • Đoạn hai: dài 10 mm song song với trục xương đá, trên trần hòm nhĩ (đoạn màng nhĩ) giữa khúc một và khúc hai có hạch gối.
  • Đoạn ba: dài 5 mm chạy thẳng tới lỗ châm chùm (đoạn chùm) cách lỗ tai ngoài 2 mm và ở sâu 15 mm. Giữa đoạn 1 và đoạn 2 có hạch gối, từ đó dây VII và VII’ không còn phân biệt được nữa.
  • Đoạn ngoài sọ: chui qua lỗ châm chùm ra ngoài sọ rồi vào giữa các thùy tuyến mang tai, tại đây liên quan với động mạch và tĩnh mạch cảnh ngoài.

Liệt dây thần kinh số 7 là gì?

Dây thần kinh số 7 là một dây thần kinh hỗn hợp bao gồm các chức năng liên quan đến vị giác (mặn, ngọt,…), cảm giác (vui buồn, tức giận…) và vận động (các cơ bám da mặt và cổ). Dựa theo đặc điểm giải phẫu – chức năng dây thần kinh số 7 thì loại dây này được chia làm 2 kiểu: trung ương và ngoại biên.

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 là tình trạng viêm dây thần kinh số 7 hoặc bị chèn ép. Đối với bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, một nửa mặt cùng bên sẽ bị liệt hoàn toàn hoặc một phần, tùy tình trạng mỗi bệnh nhân.

Liệt dây thần kinh số 7 là bệnh không lây truyền, có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào và không phân biệt giới tính

Đồng thời, bệnh còn ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của tuyến lệ, tuyến nhầy niêm mạc miệng, mũi, hầu và các tuyến nước bọt dưới lưỡi, hàm, vị giác 2/3 trước lưỡi…

Nguyên nhân gây liệt dây 7 của đa phần bệnh nhân

Theo nhận định của các chuyên gia, liệt dây thần kinh số 7 có nguyên nhân khá phức tạp, tuy nhiên trên 3/4 trường hợp mắc bệnh là do cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột, bị trúng gió méo mồm (miệng), liệt mặt vào đêm tối. Vậy nên bệnh nhân thường dễ bị liệt 7 vào ban đêm, sáng ngủ dậy sẽ cảm nhận rõ biểu hiện của bệnh. 

Với 1/4 trường hợp còn lại, bệnh nhân bị liệt mặt ngoại biên, liệt mặt trung ương là do chấn thương, biến chứng của một số bệnh lý khác như:

  • Chấn thương sọ ở vùng thái dương, xương chũm…
  • Bị viêm tai mũi họng nhưng không điều trị khoa học. 
  • Bệnh lý ở nền sọ như u dây thần kinh số 7, u vòm họng, tụ máu nền sọ…
  • Bệnh đái tháo đường, bệnh huyết áp hay xơ vữa động mạch, viêm quanh động mạch…

Có thể thấy, nguyên nhân của bệnh liệt mặt ngoại biên (liệt Bell) và liệt mặt trung ương khá nhiều và dễ mắc phải. Ngoài việc luôn giữ ấm cho cơ thể dù ngày hay đêm, bất cứ ai cũng cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng.

Triệu chứng liệt dây thần kinh số 7

Các triệu chứng tùy thuộc nguyên nhân.

Liệt Bell

Các triệu chứng của liệt Bell có thể bao gồm:

  • Liệt mặt một bên (hiếm khi cả hai bên mặt bị ảnh hưởng)
  • Mất khả năng kiểm soát nhấp nháy mắt phía bên bị ảnh hưởng
  • Giảm lượng nước mắt
  • Miệng bên bị ảnh hưởng xệ xuống
  • Vị giác thay đổi
  • Nói líu lưỡi
  • Chảy nước dãi
  • Đau ở trong hoặc sau tai
  • Quá mẫn cảm với âm thanh ở bên bị ảnh hưởng
  • Khó ăn uống

Đột quỵ

Những người bị đột quỵ thường gặp các triệu chứng tương tự liên quan đến liệt Bell. Tuy nhiên, một cơn đột quỵ thường gây ra các triệu chứng bổ sung không thấy trong liệt Bell. Các triệu chứng sau đây cùng với các triệu chứng của liệt Bell có thể là biểu hiện của đột quỵ:

  • Những thay đổi về ý thức
  • Lẫn lộn
  • Chóng mặt
  • Mất phối hợp
  • Co giật
  • Thay đổi thị lực
  • Yếu ở cánh tay hoặc chân của một bên cơ thể

Những người bị đột quỵ vẫn có khả năng chớp mắt và di chuyển trán bên bị ảnh hưởng. Đây không phải là trường hợp của liệt Bell.

Đôi khi rất khó phân biệt giữa đột quỵ và các nguyên nhân khác gây liệt mặt, bạn nên gặp bác sĩ ngay nếu nhận thấy tình trạng tê liệt trên mặt.

Nguyên nhân nào gây ra liệt dây thần kinh số 7 (liệt mặt)?

Liệt mặt hầu như gây ra bởi:

  • Tổn thương hoặc sưng dây thần kinh mặt truyền tín hiệu từ não đến các cơ bắp trên khuôn mặt.
  • Tổn thương đến khu vực não gửi tín hiệu đến các cơ mặt.

Ở những người khỏe mạnh, liệt mặt thường là liệt Bell. Đây là tình trạng trong đó dây thần kinh mặt bị viêm.

Đột quỵ có thể gây liệt mặt. Với đột quỵ, các cơ khác ở một bên cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng.

Liệt mặt do u não thường phát triển chậm. Các triệu chứng có thể bao gồm nhức đầu, co giật hoặc mất thính giác.

Ở trẻ sơ sinh, liệt mặt có thể do chấn thương trong khi sinh.

Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Nhiễm trùng não hoặc các mô xung quanh
  • Bệnh Lyme
  • U hạt
  • Khối u đè lên các dây thần kinh mặt

Chẩn đoán và điều trị liệt dây thần kinh số 7

Chẩn đoán

Bạn hãy chắc chắn thảo luận về tất cả các triệu chứng với bác sĩ và chia sẻ thông tin về bất kỳ tình trạng hoặc bệnh lý khác mà bạn có.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn cố gắng di chuyển các cơ mặt bằng cách nhướng mày, nhắm mắt, mỉm cười và cau mày. Các xét nghiệm như điện cơ đồ (kiểm tra sức khỏe của cơ và các dây thần kinh kiểm soát chúng), chụp hình ảnh và xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây liệt mặt.

Các phương pháp điều trị

Cách chữa trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây liệt.

Liệt Bell

Đa số những người mắc liệt Bell có thể hồi phục hoàn toàn với điều trị hoặc không. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống thuốc steroid (như prednisone) và thuốc kháng virus ngay lập tức có thể giúp tăng cơ hội hồi phục hoàn toàn. Vật lý trị liệu cũng có thể giúp tăng cường cơ bắp và ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn.

Đối với những người không hồi phục hoàn toàn, phẫu thuật thẩm mỹ có thể giúp sửa mí mắt không nhắm kín hoặc nụ cười bị méo.

Nguy cơ lớn nhất của liệt mặt là tổn thương mắt. Liệt Bell thường làm cho một hoặc cả hai mí mắt không đóng kín. Khi mắt không chớp được bình thường, giác mạc có thể bị khô, các hạt bụi dễ xâm nhập và làm hỏng mắt.

Những người bị liệt mặt nên sử dụng nước mắt nhân tạo cả ngày và thoa một chất bôi trơn mắt vào ban đêm. Họ cũng có thể cần đeo túi nhựa giữ ẩm đặc biệt để giữ cho mắt ẩm và bảo vệ.

Đột quỵ

Đối với liệt mặt do đột quỵ, việc điều trị cũng giống như hầu hết các đột quỵ. Nếu đột quỵ gần đây, bạn có thể làm liệu pháp điều trị đột quỵ đặc biệt, có thể phá hủy cục máu đông gây đột quỵ. Nếu đột quỵ xảy ra quá lâu cho cách điều trị này, bác sĩ có thể điều trị bằng thuốc để giảm nguy cơ tổn thương não thêm. Đột quỵ rất nguy hiểm, vì vậy nếu lo ngại bạn hoặc người thân có thể bị đột quỵ, nên đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt!

Các loại liệt mặt khác

Liệt mặt do các nguyên nhân khác có thể được điều trị từ phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế dây thần kinh hoặc cơ bị tổn thương hoặc để loại bỏ các khối u.

Một số người có thể có những cử động cơ không kiểm soát được ngoài liệt. Tiêm botox giúp đóng băng các cơ bắp, cũng như vật lý trị liệu có thể có tác dụng.

Chia sẻ bài viết lên:
- Điều trị liệt dây thần kinh

www.lietdaythankinh.com - là chuyên trang cung cấp thông tin chuyên sâu và phương pháp điều trị tổn thương dây thần kinh, liệt dây thần kinh 3, liệt dây thần kinh 4, liệt dây thần kinh 5, liệt dây thần kinh 6, liệt dây thần kinh 7...bằng y học cổ truyền (uống thuốc và kết hợp châm cứu).

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments